Có khi “chân lý” lại hết sức đơn giản, 5S bao gồm: Sàng lọc, Sắp sếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng – nghĩa của phương pháp 5S Nhật Bản đơn giản với đúng bản chất tên gọi của chúng (Sàng lọc: loại ra những vật dụng không cần thiết, Sắp sếp: mọi vật đều được để ở một chỗ nhất định, Sạch sẽ: luôn luôn giữ sạch sẽ vị trí làm việc, Săn sóc: Duy trì thường xuyên những việc đã làm tốt, Sẵn sàng: Mọi người luôn thực hiện công việc với ý thức tự giác).
Các doanh nghiệp của Nhật Bản nói chung rất thành công và họ cũng rất tự hào về việc phát minh ra phương pháp 5S mà nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới phải áp dụng theo, khi nghe đến phương pháp này không ai trong chúng ta không nghi ngờ rằng đây là “phương pháp dọn vệ sinh kiểu hiện đại” – không sai, bề nổi của 5S chính là đó, nhưng cái được lớn hơn đó là “ý thức, tinh thần tự giác” của người lao động, ý thức này sẽ biến thành ý thức trong thực hiện công việc, trách nhiệm trong việc làm ra các sản phẩm, công việc có chất lượng.
KAIZEN nghĩa tiếng Nhật là cải tiến, với bất kỳ người làm việc nào làm trong môi trường có ý thức Kaizen thì họ đều không ngừng cải tiến, việc cải tiến này không phải những vấn đề lớn lao mà từ những việc thật bình thường và cơ bản phải bắt đầu từ những thứ ở ngay quanh chúng ta trước đó là 5S. Cải tiến hiện trường nhờ tính kỷ luật sẽ hình thành thói quen trong ý thức cải tiến của mọi người – thành công nằm ở điểm này.
+ Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.
+ Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người thông qua chương trình 5S.
+ Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế.
+ Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến.
Để thực hiện một chương trình 5S, đầu tiên cần xây dựng một kế hoạch thực hiện bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị
Bước 2: Thông báo chính thức của giám đốc
Bước 3: Mọi người tiến hành tổng vệ sinh
Bước 4: Bắt đầu bằng Seiri
Bước 5: Thực hiện Seiri, Seiton và Seiso hàng ngày
Bước 6: Đánh giá định kỳ
Từ năm 1986, cuốn sách “Kaizen chìa khoá của sự thành công” được xuất bản thì thuật ngữ Kaizen đã được coi là khái niệm cơ bản trong quản lý.
Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các công ty:
Cách tiếp cận từng buớc - Kaizen.
Cách tiếp cận mang tính đột phá - Đổi mới
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi ng−ời, các cán bộ quản lý cũng như công nhân.
Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và hiểu nơi làm việc (gemba) là bước đầu tiên để quản lý một cách hiệu quả. Sau đây là 5 nguyên tắc vàng để quản lý gemba:
1. Khi vấn đề (sự không bình thường) phát sinh hãy đến gemba trước tiên.Gemba là nguồn của các thông tin.
2. Kiểm tra bằng chứng khách quan (gembutsu), trong nội dung của gemba thì tù này liên quan tới hỏng máy, sản phẩm hỏng, thậm chí cả khiếu nại của khách hàng. Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
3. Xác định biện pháp xử lý tức thời
4. Xác định nguyên nhân gốc rễ và thực hiện biện pháp khắc phục. Một trong các công cụ hữu ích trong việc tìm kiếm nguyên nhân gốc rễ là hỏi “Tại sao?” cho đến khi có được nguyên nhân chính.
Trong tiếng Nhật, Gemba có nghĩa lỡ tại nơi làm việc là nơi diễn ra các hoạt động. Trong các hoạt động kinh doanh, có 3 hoạt động chính liên quan trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp là phát triển, sản xuất và bán sản phẩm. Không có ba hoạt động này sẽ không tồn tại doanh nghiệp. Vì vậy, Gemba có nghĩa là nơi diễn ra 3 hoạt động chính này. Đơn giản hơn, Gemba có nghĩa là nơi sản phẩm và dịch vụ được tạo thành.
Thông thường, các cán bộ quản lý và công nhân cần có sự trao đổi trông tin có hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho người công nhân hiểu rõ sự mong muốn của ban lãnh đạo cũng như trách nhiệm của họ trong quá trình thực hiện kaizen. Người công nhân nhận thức được vai trò, cảm thấy tự hào về sự đóng góp của họ đối với tổ chức chính là nhiệm vụ của ban lãnh đạo trong Gemba.
Giai đoạn đầu của quá trình Kaizen là xây dựng chu trình PDCA để đảm bảo quá trình Kaizen được thực hiện liên tục, phù hợp với chính sách duy trì và cải tiến tiêu chuẩn.
Lập kế hoạch (Plan) là quá trình xây dựng mục tiêu cải tiến và kế hoạch triển khai để đạt được mục tiêu này.
Thực hiện (Do) là quá trình thực hiện kế hoạch.
Kiểm tra (Check) là quá trình xem xét kết quả thực hiện để cải tiến kế hoạch.
Khắc phục (Act) là quá trình xây dựng và tiêu chuẩn hoá các thủ tục để hạn chế sự lặp lại các điểm không phù hợp hoặc xây dựng mục tiêu mới để cải tiến.
Ban lãnh đạo xây dựng chu trình PDCA chính là liên tục xây dựng các mục tiêu mới cần phấn đấu
Từ Nhật, Muda có nghĩa là lãng phí , những từ này có nhiều nghĩa rộng hơn.
Công việc là một chuỗi các quá trình hoặc các bước, bắt đầu với nguyên liệu thô và kết thúc bằng sản phẩm cuối cùng hoặc dịch vụ. Tại mỗi quá trình, giá trị được tăng thêm cho sản phẩm (hoặc, trong ngành dịch vụ, đối với tài liệu hoặc mảng thông tin khác), và sau đó tới quá trình tiếp theo. Các nguồn lực tại mỗi quá trình, con người vỡ máy móc – có thể tạo ra giá trị gia tăng hoặc không tạo ra giá trị gia tăng.
Muda liên quan tới mọi hoạt động mà không tạo ra giá trị gia tăng. Ohno là người đầu tiên nhận ra sự lãng phí to lớn đang tồn tại tại nơi làm việc (gemba), ông phân loại muda trong gemba theo các loại sau:
1. Tiến hành 5S khoảng 5 phút vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi chiều hàng ngày.
3. Mọi người thực hiện 5S khoảng 10 phút tại nơi làm việc của mình vào thứ sáu hàng tuần. (Khu vực cá nhân và khu vực chung)
4. Hàng tháng, thực hiện 5S toàn công ty khoảng 30 phút trong giờ làm việc.(Khu vực chung như văn phòng, phân xưởng, căng tin, nhà vệ sinh v.v. )
5. Mọi người chia sẻ kinh nghiệm thực hiện.
6. Tạo ra nơi làm việc thuận tiện.
7. Không ngừng cải tiến môi trường làm việc.
5S: là viết tắt của 5 từ Nhật Bản là Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke.
KSS: Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự tham gia tí ch cực của người lao động thông qua các kí ch thí ch về tài chính và kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ. Qui mô của hệ thống khuyến nghị Kaizen Nhật Bản được mô tả bởi số lượng khuyến nghị được gửi hàng năm.Trong năm 1990, tỷ lệ số lượng khuyến nghị được gửi sẽ được sử dụng là 32 ở Nhật Bản và 0.11 tại Mỹ.
QCC: Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc liên tục như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty, tự phát triển, giáo dục lẫn nhau và Kaizen trong nơi làm việc.
Trang 1 / 2
Công ty cổ phần Khoáng sản và Xi măng Cần Thơ là đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh xi măng có bề dày…
Công ty TNHH Đức Lợi 2 là một trong số các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất hàng đầu ở Việt Nam, xuất khẩu…
Là một đơn vị có thương hiệu và uy tín hàng đầu trong ngành sản xuất bao bì giấy, CÔNG TY TNHH BAO BÌ GIẤY…
Công ty thực phẩm Kewpie được sáng lập bởi Ông Nakashima Touichiro vào năm 1919 tại Nhật Bản. Với sản phẩm chủ lực là xốt…
Công ty TNHH May Nhật Tân được thành lập từ 14/11/1992 với thương hiệu chính là “NEWTOP” được người tiêu dùng bình chọn là hàng…
EFC đã tiến hành tư vấn thành công cho khách hàng - CTY TNT Vietnam về tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn và…
CTY TNHH INTERFLOUR VIỆT NAM là thành viên của tập đoàn INTERFLOUR - một trong những tập đoàn xay xát bột mì lớn nhất khu…
Công ty TNHH GỖ NAM MỸ chuyên sản xuất gỗ ghép được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3700840592, ngày 09/02/2009…
Công ty Cổ Phần Pin Ắc Quy Miền Nam (PINACO) được thành lập từ năm 1976, cổ phần hóa năm 2004. Sau 36 năm…
Công ty CP Thương Mại Việt Hương, đã tổ chức lễ đón nhận chứng chỉ ISO 22000 : 2005, chứng nhận hệ thống quản lý…
Năm 2008 và 2009 là những năm thật sự thử thách đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với Phú Hưng Gia (PHG)…
Ngày 28/03 tới đây, Công ty Cổ phần Gas Sài Gòn (Saigon Gas) chính thức khai trương nhà máy sản xuất vỏ bình Gas Mỹ…
FOLLOW US ON
Consult on trust